Tuân thủ PCI-DSS: Nhu cầu bức thiết trong kỷ nguyên số hiện đại?
Trong thời đại thanh toán số ngày nay, một vụ rò rỉ dữ liệu tài chính của khách hàng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường đối với mọi tổ chức. Hậu quả này có thể là các hình phạt nặng nề, sự tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng, các vụ kiện tốn kém hàng triệu USD hay việc đánh mất niềm tin của khách hàng. Do đó, bảo mật toàn diện cho mọi giao dịch thanh toán không đơn thuần chỉ là nhu cầu mà còn là yếu tố sống còn cho mọi doanh nghiệp ngày nay. Tuân thủ PCI DSS không những giúp bảo vệ dữ liệu của chủ thẻ trước mọi hành động gian lận mà còn làm giảm đáng kể nguy cơ mất mát dữ liệu, cung cấp cho tổ chức kinh doanh một lớp bảo vệ an toàn.
Sự hiện diện của Cloud4C là để hướng dẫn doanh nghiệp đánh giá khả năng xảy ra những tổn thất về mặt tài chính, hoạt động và tổ chức trong quá trình xử lý dữ liệu chủ thẻ. Để bảo vệ dữ liệu chủ thẻ cho doanh nghiệp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi cung cấp các phương pháp thực hành và nguyên tắc tốt nhất trong việc cài đặt tường lửa, mã hóa dữ liệu, triển khai phần mềm chống vi-rút, v.v. Chúng tôi cũng giúp doanh nghiệp hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu chủ thẻ cũng như tài nguyên mạng. Với dịch vụ PCI DSS của Cloud4C, mọi giao dịch thanh toán của doanh nghiệp luôn được đảm bảo.
Gần 90% đánh giá của Shopping Cart Inspect phát hiện sự cố độc hại trên các trang thương mại điện tử được nghiên cứu. ~ SecurityMetrics
Bán lẻ, tài chính và khách sạn là ba ngành ít tuân thủ nhất nhưng đồng thời cũng thuộc nhóm ngành rất dễ bị tổn thương. ~ Verizon
Vào năm 2020, chỉ 43% tổ chức đối mặt với sự cố rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng đáp ứng yêu cầu tuân thủ PCI DSS. ~ SecurityMetrics
Tuân thủ PCI DSS thực sự là gì?
Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán, còn được gọi là PCI DSS, là một bộ giao thức bảo mật do Hội đồng tiêu chuẩn bảo mật PCI thiết kế để hỗ trợ các tổ chức bảo vệ thông tin thanh toán của khách hàng trước tình trạng gian lận thông qua cơ chế bảo mật thanh toán ưu việt. Các giao thức hoặc tiêu chuẩn này được áp dụng cho các tổ chức xử lý dữ liệu xác thực nhạy cảm và truyền dữ liệu chủ thẻ. Các tổ chức chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng phải tiến hành kiểm tra bảo mật toàn diện theo PCI DSS trên mọi khía cạnh thiết yếu của vấn đề bảo mật dữ liệu, chẳng hạn như quản lý quyền truy cập, lưu giữ dữ liệu, mã hóa dữ liệu, xác thực, v.v. để đạt được chứng nhận tuân thủ PCI DSS.
Doanh nghiệp được lợi gì khi tuân thủ PCI DSS?
Ngăn chặn tình trạng vi phạm bảo mật dữ liệu
Giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp danh tính khách hàng
Cải thiện niềm tin và lòng trung thành của khách hàng
Tránh được các khoản nợ và hình phạt nặng nề
Xây dựng phương pháp thực hành an toàn và bền vững
Rào cản: Những thách thức chính khi triển khai tiêu chuẩn PCI DSS
Tuân thủ PCI DSS là một điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp thực hiện giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, việc đạt được yêu cầu tuân thủ PCI DSS đặt ra một thách thức không không hề nhỏ, đòi hỏi tổ chức phải có nguồn lực chuyên dụng để xác thực quy trình cũng như đảm bảo việc tuân thủ các phương pháp thực hành tốt nhất.
Nhiều yêu cầu cần phải đáp ứng
Để đáp ứng gần 246 yêu cầu bắt buộc và duy trì việc tuân thủ PCI DSS trong 12 tháng đòi hỏi phải có sự hướng dẫn từ chuyên gia tư vấn tuân thủ được chứng nhận và có kinh nghiệm (PCI DSS, ASV, QSA).
Yếu tố kỹ thuật
Không giống như ISO và các tiêu chuẩn ngành khác, PCI DSS mang tính kỹ thuật cao. Điều này bắt buộc phải có kiến thức sâu rộng về công nghệ bảo mật cũng như giải pháp tích hợp hệ thống bảo mật.
Áp lực của tổ chức
Áp lực từ các bên liên quan, cả bên trong và bên ngoài, để đạt được chứng chỉ PCI DSS nhanh nhất thường dẫn đến việc thực hiện các nguyên tắc không hiệu quả, gây rủi ro cho dữ liệu của chủ thẻ và danh tiếng của doanh nghiệp.
Khoảng cách về năng lực
Việc thiếu chuyên gia đánh giá bảo mật có trình độ hoặc các chuyên gia khác thường dẫn đến khoảng cách năng lực nghiêm trọng trong việc hiểu và đáp ứng yêu cầu PCI DSS trong suốt quá trình tuân thủ.
Xác định phạm vi
Để đảm bảo hiệu quả cho việc lập kế hoạch và thực hiện, mọi khía cạnh trong phạm vi triển khai phải được xác định trước, từ việc đánh giá tuân thủ PCI cho đến xác nhận tuân thủ PCI DSS hay cung cấp toàn bộ tài liệu.
Kết nối với Chuyên gia về tuân thủ của chúng tôi
Loại bỏ các Silo dữ liệu: Phương pháp thực hành tuân thủ PCI DSS tốt nhất
- Cấu hình tường lửa
- Mật khẩu duy nhất
- Trước hành vi trộm cắp và thay đổi dữ liệu trái phép
- Mã hóa đầy đủ trong quá trình truyền dữ liệu
- Cài đặt phần mềm diệt vi-rút
- Bảo mật tối đa cho mọi hệ thống và ứng dụng
- Hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu chủ thẻ
- Chỉ định mã số nhận dạng duy nhất cho chủ thẻ và hệ thống
- Hạn chế quyền truy cập vật lý vào dữ liệu chủ thẻ
- Theo dõi và giám sát quyền truy cập vào các tài nguyên trong hệ thống mạng
- Lập lịch kiểm thử thường xuyên cho toàn bộ hệ thống bảo mật trong hệ thống mạng
- Chính sách bảo mật cho nhân viên và nhà thầu
- Chính sách sử dụng công nghệ
- Sáng kiến nâng cao nhận thức về bảo mật cho nhân viên
Dịch vụ quản lý tuân thủ và Dịch vụ Compliance-as-a-Service toàn diện của Cloud4C
Với dịch vụ Compliance-as-a-Service hoặc Dịch vụ quản lý tuân thủ chuyên dụng của Cloud4C, doanh nghiệp có thể tăng cường cơ sở hạ tầng CNTT, môi trường đám mây, kiến trúc, hệ thống và ứng dụng để tuân thủ đầy đủ các quy định và tiêu chuẩn. Với năng lực nhạy bén khắp toàn cầu, kết hợp với đội ngũ chuyên gia tuân thủ đẳng cấp thế giới và năng lực triển khai công nghệ tiên tiến, Could4C điều tra kỹ lưỡng môi trường của khách hàng, đánh giá chức năng và khối lượng công việc để xác minh mức độ tuân thủ các giao thức liên quan, đề ra chiến lược và triển khai các quy trình cần thiết để đảm bảo hoạt động an toàn cho mọi doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Chúng tôi có kinh nghiệm về tất cả sáng kiến chương trình chứng nhận dịch vụ đám mây quan trọng. Dịch vụ quản lý tuân thủ của Cloud4C đảm bảo tổ chức sẵn sàng tuân thủ hoàn toàn mọi quy định, bất kể đó là môi trường đám mây có khả năng thay đổi quy mô mạnh mẽ, hệ thống tại chỗ, hệ sinh thái đám mây riêng, môi trường bên thứ ba hoặc hệ sinh thái biên từ xa.
IRAP
Chương trình đánh giá viên có đăng ký bảo mật thông tin (IRAP) đề cập đến tập hợp các giao thức và khuôn khổ bảo mật nhằm kiểm tra, phân tích và đo lường hiệu quả an ninh mạng của một tổ chức dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn bảo mật của Úc. Tổng cục Tín hiệu Úc (ASD) là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát giám sát hoạt động này.
Bank Negara
Các khuôn khổ và quy định về tuân thủ chính dành cho các hoạt động BFSI và các tổ chức ngân hàng, do Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) giám sát
Central Bank of Oman
Các quy định do Ngân hàng Trung ương Oman chứng nhận, phục vụ cho tất cả các chức năng BFSI và các tổ chức ngân hàng ở Oman
SAMA
Khuôn khổ và quy trình an ninh mạng tập trung, do Cơ quan tiền tệ Ả Rập Saudi quy định nhằm hướng dẫn các tổ chức trong tất cả các ngành nghề để bảo vệ hiệu quả hoạt động, tài sản và dữ liệu của mình.
FINMA
Các quy định và khuôn khổ do Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ đưa ra nhằm giám sát các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, sở giao dịch chứng khoán, đại lý chứng khoán, v.v.
UAE Compliances
Các quy định tuân thủ rộng hơn của UAE liên quan đến nơi cư trú của dữ liệu, quyền riêng tư và các quy định khác, nhằm kiểm soát các chức năng của doanh nghiệp ở Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
RBI
Các quy định về tuân thủ đối với các hoạt động BFSI và các tổ chức tài chính liên quan đến bảo mật, quản lý hoạt động, quản trị dữ liệu, v.v., do Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cung cấp, là tổ chức ngân hàng hàng đầu của quốc gia này.
MAS
Các hướng dẫn do Cơ quan tiền tệ Singapore ban hành, là cơ quan BFSI trung ương của quốc gia này, nhằm giám sát các hoạt động và quy trình thuê ngoài của các tổ chức tài chính.
OJK
Các quy định do Ủy ban dịch vụ tài chính Indonesia (Otoritas Jasa Keuangan) ban hành và giám sát về chức năng và hoạt động của các tổ chức tài chính.
GDPR
Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) là tập hợp các quy định nâng cao nhằm quản lý việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của những người cư trú tại Liên minh châu Âu.
PCI-DSS
Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán (PCI DSS) thiết lập các khuôn khổ và đối chuẩn nhằm đảm bảo tất cả các doanh nghiệp chấp nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu thẻ tín dụng duy trì một môi trường an toàn cao.
HIPAA
Các tiêu chuẩn và khuôn khổ do Đạo luật về trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin bảo hiểm y tế (HIPAA) đặt ra nhằm đảm bảo quyền riêng tư, tính bảo mật và toàn vẹn thông tin nhạy cảm của bệnh nhân. Chứng nhận HITRUST (Health Information Trust Alliance) được các công ty chăm sóc sức khỏe sử dụng để làm bằng chứng chứng minh việc tuân thủ các tiêu chuẩn HIPAA.
GXP
Tiêu chuẩn tuân thủ GXP là từ viết tắt để chỉ các quy định và hướng dẫn áp dụng cho các sản phẩm khoa học đời sống, thực phẩm và y tế, v.v. (Chữ 'X' là viết tắt của bất kỳ chữ cái nào phù hợp và có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề). Ví dụ: Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), Thực hành lâm sàng tốt (GCP), Thực hành sản xuất tốt (GMP).
ISO Standards
Được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành, các khuôn khổ này chứng nhận các yêu cầu tiêu chuẩn trên phạm vi toàn cầu, áp dụng cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Con số phía sau chữ ISO đề cập đến danh mục liên quan: ISO-27001, ISO-27017, ISO-27018, ISO-22301, ISO-20000, v.v.
Kết nối với Chuyên gia về tuân thủ của chúng tôi
Tạo tác động nhờ sự khác biệt: Tại sao bạn nên hợp tác với Cloud4C để đảm bảo tuân thủ ngành?
Là nhà cung cấp dịch vụ quản lý đám mây lớn nhất thế giới tập trung vào ứng dụng, đồng thời cũng là một trong những công ty cung cấp dịch vụ an ninh mạng hàng đầu. Dịch vụ đánh giá an ninh mạng chuyên dụng.
Phục vụ hơn 4000 doanh nghiệp, trong đó có hơn 60 tổ chức thuộc danh sách Fortune 500, tại hơn 26 quốc gia trên khắp Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương trong hơn 12 năm qua
40+ biện pháp kiểm soát bảo mật, 20+ Trung tâm Xuất sắc (CoE), 2000+ chuyên gia đám mây trên toàn cầu
Một trong những công ty quản lý tuân thủ đáng tin cậy nhất, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ tại từng địa phương, quốc gia và toàn cầu, bao gồm các chứng chỉ như IRAP, GDPR, HIPAA, SAMA, CSA, GXP và ISO
3200 UTMs, 13000 HBSS, 800000 EPS
7 Khuôn khổ bảo mật theo chiến lược MITER ATT & CK, CIS Critical Security Controls và nhiều biện pháp khác
Có kinh nghiệm quản lý các yêu cầu tuân thủ đối với nhiều nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) với các dịch vụ quản trị và bảo mật hiện đại
Các giải pháp bảo mật tự động, giúp dự báo, phát hiện và đối phó với mối đe dọa: Giải pháp phát hiện và phản hồi nâng cao (MDR)
Trình độ chuyên môn toàn cầu về các giải pháp và dịch vụ quản lý SOC (Trung tâm Điều hành An ninh mạng)
Dịch vụ tư vấn về tuân thủ và an ninh mạng chuyên dụng, Đánh giá an ninh mạng và Báo cáo kiểm tra, giúp cung cấp các giải pháp tự động hóa cao cấp
Đội ngũ ứng phó sự cố an ninh mạng nâng cao (CSIRT) của Cloud4C
Hệ thống thông tin tình báo về mối đe dọa (Threat Intelligence) với sự hỗ trợ của các nền tảng hàng đầu trong ngành như Microsoft, OSINT, STIX & TAXI, MISP, v.v. và đội ngũ chuyên gia của Cloud4C Hệ thống thông tin tình báo về mối đe dọa (Threat Intelligence) với sự hỗ trợ của các nền tảng hàng đầu trong ngành như Microsoft, OSINT, STIX & TAXI, MISP, v.v. và đội ngũ chuyên gia của Cloud4C
Thành thạo chuyên môn về quản lý mối đe dọa, đảm bảo an toàn cho các môi trường lớn và phức tạp, có kinh nghiệm sử dụng chức năng nâng cao của các công cụ hàng đầu trong ngành cũng như các công cụ bảo mật đám mây.
Có bề dày kinh nghiệm trong việc triển khai và quản lý SIEM - giúp các doanh nghiệp chủ động đánh giá các lỗ hổng bảo mật và tự động hóa, tăng tốc ứng phó với sự cố
Kiến thức chuyên môn toàn diện về dịch vụ quản trị, quản lý rủi ro và tuân thủ (GRC) trên đám mây công cộng, đám mây riêng, đám mây lai và đa đám mây, đặc biệt đám mây vận hành trên nền tảng AWS, Azure, GCP, Oracle Cloud, IBM Cloud, v.v.
Củng cố giải pháp an ninh mạng cho doanh nghiệp cùng Cloud4C
Trò chuyện với chúng tôi